Mọi người đọc câu chuyện về Chó và Hồ Ly dưới đây:
Chó và Hồ ly là đôi bạn. Chúng thường chơi với nhau.
Rồi một ngày, cả hai gặp phải Thần chết. Thần chết nói: “Trong hai ngươi, chỉ có một người được sống, hai ngươi hãy oẳn tù tì đi, ai thua sẽ phải chết”.
Cuối cùng Hồ ly chết. Chó khóc lóc ôm Hồ Ly đã chết nằm yên lặng trong lòng. “Đã nói là cả hai sẽ cùng ra búa, tại sao trong khi ta ra kéo thì ngươi lại ra bao?”
Hóa ra Chó muốn thua để Hồ ly được sống, tưởng rằng Hồ ly sẽ ra búa nên Chó ra kéo, nhưng không ngờ Hồ ly lại ra bao, vì nó nghĩ Chó sẽ ra búa. Cuối cùng, tất nhiên là Chó đã thắng.
Đây mới là hiện thực, là lòng người trong xã hội. Hồ ly ích kỷ, còn Chó lại quá ngốc nghếch. Nhưng xã hội vẫn còn một mặt khác. Đó là: khi chúng ta hãm hại người khác cũng chính là đang hãm hại bản thân. Có một số người cam chịu thua cuộc, nhưng họ lại đang thắng. Thế nên: cứ tiếp tục lương thiện…rồi bạn sẽ thắng, làm người phải sống có hậu,
chân lý lúc nào cũng thuộc về sự lương thiện.
Có thể chính Hồ ly mới là người cố tình bị thua, có khi nào nó biết rằng Chó sẽ nhường nó, ra kéo, nên nó ra bao. Cả hai đều yêu thương nhau, chỉ là Hồ ly đã đi trước một bước thôi.
Hồ ly và Chó đều thắng!
Có ai đó đã nói: “Rồi đến một ngày bạn sẽ nhận ra lương thiện khó hơn là thông minh.Vì thông minh là một dạng bẩm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn”. Dù sao thì xã hội vẫn tràn đầy hi vọng cho những người lương thiện hoặc đang cố gắng sống tốt.
Nhớ lần đầu kể câu chuyện này cho một cậu em của NA, hai chị em liệt kê ra một loạt khả năng có thể xảy ra, khá là thú vị. Bên cạnh ý kiến cá nhân của người viết, cậu em thông minh của NA còn đưa ra ý kiến:
Thực ra Hồ Ly vẫn là kẻ xấu, vì nếu Hồ Ly thông minh như thế, tại sao không bàn với Chó cách để đối phó với Thần chết, giải thích cụ thể, thuyết phục Chó để cả hai cùng ra búa để Thần chết bất lực mà bỏ đi.
Tóm lại thì Hồ Ly cũng chỉ là kẻ xấu, ham sống mà thôi...
Dù sao thì, câu chuyện được kể ra với mục đích truyền tải triết lý sâu sắc của tác giả:
"Rồi đến một ngày bạn sẽ nhận ra lương thiện khó hơn là thông minh. Vì thông minh là một dạng bấm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn".
Mỗi người trong chúng ta đều có cuộc đời riêng, những trải nghiệm khác nhau, mức độ trưởng thành khác nhau. Không có gì gọi là Tiêu chuẩn, là Đúng, là Sai cả.
Nhận thức là sản phẩm của từng cá nhân. Mỗi người đều nhìn nhận mọi việc theo hệ quy chiếu của riêng mình. Tiếng nói cá nhân cũng đặc trưng như dấu vân tay vậy. Liệu có chắc Thông minh là một dạng bẩm sinh? Hay phải chăng Thông minh thực ra là kết quả của một quá trình cần cù tôi luyện?
Trong nhiều bài viết được chia sẻ gần đây, người ta hay đề cao cái gọi là EQ - Trí thông minh cảm xúc. Nhưng liệu rằng EQ phải chăng cũng chỉ là một dạng phát triển cao hơn của IQ? Phải chăng sự bất ổn về Cảm Xúc thực ra là những câu hỏi, thắc mắc, sự tò mò của Nhận Thức chưa được giải đáp?
NA tôn trọng ý kiến cá nhân và không hề có ý muốn tranh cãi về vấn đề này. Theo quan điểm của riêng mình, NA coi trọng một yếu tố khác, cái gọi là "Ý Chí"- Will Power. Lòng dũng cảm để dám là chính mình, hiểu bản thân mình và can đảm sống theo hệ giá trị của riêng mỗi người. Duy tâm hay Duy vật, và vô vàn những cặp tư tưởng, quan điểm song hành khác nữa... là sự lựa chọn tùy thuộc vào nhận thức, mà cái đích cuối cùng là hạnh phúc, bình an.
Đông Tây Kim Cố, từ Inner Peace, Higher Consciousness, Law of Attraction... cho tới thực hành Chánh niệm, Ngồi thiền... phải chăng đều tựu trung lại là Stay Present, trân quý hiện tại và sống thật ý nghĩa trong từng khoảnh khắc?
Kết lại vài dòng lảm nhảm bằng một câu trích dẫn trong cuốn sách yêu thích của NA:
"Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sồng thật sâu...?"
_______
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.
#wotn7
Anh thích mở bài kiểu này, câu chuyện cuốn làm anh muốn đọc tiếp tới hết bài. Keep it up nhé em!
Sẽ take note lại câu này <3.
"Rồi đến một ngày bạn sẽ nhận ra lương thiện khó hơn là thông minh. Vì thông minh là một dạng bấm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn".